Mô hình chữ nhật là gì? Đặc điểm & cách giao dịch hiệu quả

Bởi admin - Đăng ngày: 10/09/2022 - Cập Nhật: 20/07/2023

Mô hình chữ nhật là mô hình giá cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng được rất nhiều trader ưa chuộng. Bởi mô hình này xuất hiện khá thường xuyên, hơn nữa giao dịch thuận xu hướng cũng an toàn hơn so với giao dịch đảo chiều. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến mô hình này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Soria For Congress sẽ giúp bạn hiểu rõ đặc điểm và cách giao dịch với mô hình hình chữ nhật.

Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là mô hình giá tiếp diễn được tạo bởi 2 đường hỗ trợ, kháng cự nằm ngang. Giá bị giam hãm giữa 2 đường hỗ trợ, kháng cự trong một thời gian dài, giá liên tục kiểm tra các mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi bứt phá thành công.

mo hinh hinh chu nhat

Xem thêm: Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng PTKT trong Forex

Mô hình chữ nhật đại diện cho giai đoạn củng cố, nghỉ ngơi sau một thời gian tăng hoặc giảm dài. Khi này động lực giữa cả phe mua và phe bán khá cân bằng, không bên nào chiếm ưu thế. giá cứ liên tục giao động lên xuống cho đến khi phá vỡ kháng cự/ hỗ trợ sẽ cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng.

Đặc điểm của mô hình hình chữ nhật

Dựa vào tín hiệu cung cấp người ta chia mô hình chữ nhật thành 2 loại: Mô hình chữ nhật tăng – cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng và mô hình chữ nhật giảm – cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm. Đặc điểm của từng mô hình như sau:

Mô hình chữ nhật tăng

  • Mô hình chữ nhật tăng thường xuất hiện trong một xu hướng tăng còn khá mạnh. 
  • Gồm có 2 đường hỗ trợ và kháng cự, có thể đi ngang hoặc hơi chếch lên hoặc chếch xuống nhưng không quá nhiều. Giá di chuyển lên xuống và liên tục chạm vào hỗ trợ, kháng cự bật lại.
  • Breakout: Mô hình chữ nhật tăng chỉ hoàn thiện sau khi giá bứt phá khỏi đường kháng cự đi lên.

mo hinh chu nhat tang

Mô hình chữ nhật giảm

  • Mô hình chữ nhật giảm thường xuất hiện trong một xu hướng giảm còn khá mạnh (giá liên tục tạo đáy sau thấp hơn đáy trước).
  • Gồm 2 đường hỗ trợ và kháng cự. Giá di chuyển lên xuống, liên tục chạm vào hỗ trợ/kháng cự và không thể dịch chuyển ra ngoài.
  • Breakout: Mô hình chữ nhật giảm chỉ hoàn thiện sau khi giá bứt phá khỏi đường hỗ trợ đi xuống.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật

“Trend is your friend” là câu châm ngôn của giới tài chính. Có thể hiểu câu nói này là giao dịch thuận xu hướng luôn an toàn và tiềm năng hơn so với giao dịch đảo chiều. Cho nên, khi xuất hiện mô hình chữ nhật sẽ là cơ hội tốt để trader tiến hành giao dịch thuận xu hướng. 

  • Đối với mô hình chữ nhật tăng: Trader sẽ vào lệnh Buy thuận xu hướng
  • Đối với mô hình chữ nhật giảm: Một lệnh Sell sẽ khá an toàn cho trader

Cách giao dịch này cũng khá đơn giản và trader chỉ cần thực hiện như sau:

Bước 1: Xác nhận xu hướng và nhận diện mô hình

Trước khi giao dịch trader cần phải xác định xu hướng trước đó là tăng hay giảm và xu hướng này có còn mạnh mẽ hay không. Trader có thể sử dụng công cụ như đường trendline, kênh giá, hỗ trợ/kháng cự hoặc phân tích trên khung thời gian lớn hơn để xác định xu hướng.

Tiếp theo cần nhận diện mô hình chữ nhật là tăng hay giảm, sau đó kiên nhẫn chờ giá breakout khỏi mô hình thì mới bắt đầu giao dịch.

Xem thêm: Top 10 sàn Forex uy tín & tốt nhất tại Việt Nam hiện nay

Bước 2: Vào lệnh

Cũng như các mô hình giá khác, trader có thể vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi mô hình hoặc chờ giá quay lại retest vùng phá vỡ thì mới vào lệnh. Ngoài ra, trader cũng có thể lựa chọn giao dịch bên trong mô hình. Với cách này trader không cần chờ đợi giá breakout nhưng lợi nhuận thường không cao. Chi tiết từng cách giao dịch như sau:

Cách 1: Giao dịch khi giá breakout khỏi mô hình

Đối với mô hình nến nhật tăng

  • Điểm vào lệnh: Vào lệnh Buy tại mức giá đóng cửa của cây nến xanh breakout khỏi đường kháng cự đi lên.
  • Cắt lỗ: Bên dưới đường hỗ trợ một vài pip
  • Chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng đúng khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ (chiều rộng của hình chữ nhật).

cach giao dich voi mo hinh chu nhat

Đối với mô hình nến nhật giảm

  • Điểm vào lệnh: Lệnh Sell được đặt tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ breakout khỏi đường hỗ trợ đi xuống
  • Cắt lỗ: Bên trên đường kháng cự 1 vài pip.
  • Chốt lời: cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật.

cach giao dich voi mo hinh chu nhat tang

Xem thêm: Forex là gì? Giao dịch Forex là gì? Tìm hiểu thị trường Forex

Cách 2: Giao dịch khi giá quay lại retest vùng phá vỡ

Cách giao dịch này sẽ an toàn hơn vì trader sẽ tránh được trường hợp phá vỡ giả. Cách vào lệnh như sau:

Đối với mô hình nến nhật tăng

  • Điểm vào lệnh: Vào lệnh Buy khi giá quay lại retest vùng kháng cự đã phá vỡ.
  • Cắt lỗ: Bên dưới đường hỗ trợ một vài pip
  • Chốt lời: Cách điểm đặt lệnh một đoạn bằng chiều rộng của hình chữ nhật

Đối với mô hình nến nhật giảm

  • Điểm vào lệnh: Vào lệnh Sell khi giá quay lại retest vùng hỗ trợ đã phá vỡ.
  • Cắt lỗ: Đặt cắt lỗ trên đường kháng cự 1 vài pip.
  • Chốt lời: cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật.

Cách 3: Giao dịch bên trong hình chữ nhật

Chiến lược giao dịch này khá đơn giản và phù hợp với những trader thích lướt sóng và ưa mạo hiểm. Với cách giao dịch này trader chỉ cần vào lệnh như sau:

  • Buy khi giá chạm vào hỗ trợ, cắt lỗ bên dưới đường hỗ trợ và chốt lời tại vùng kháng cự
  • Sell khi giá chạm kháng cự, cắt lỗ bên trên đường hỗ trợ và chốt lời tại vùng hỗ trợ.

Lưu ý: Giao dịch trong biên độ của hình chữ nhật khá rủi ro nên trader chỉ nên giao dịch khi biên động giao động trong hình chữ nhật lớn. Nếu như biên độ hẹp rủi ro khá cao nên trader không nên giao dịch.

Xem thêm: Mô hình tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm & cách giao dịch

Kết luận

Bài viết trên đây Soria For Congress đã chia sẻ thông tin về mô hình chữ nhật – đây là mô hình tiếp diễn cung cấp tín hiệu khá chính xác. Mong rằng, qua đó trader đã có thêm tín hiệu để vào lệnh chính xác hơn. Đồng thời đừng bao giờ quên quy tắc cắt lỗ, chốt lời, quản lý vốn cho mỗi giao dịch của mình. Hãy luyện tập thường xuyên và chọn ra phương pháp tốt nhất nhé!