Mô hình lá cờ (Flag) là gì? Cách giao dịch hiệu quả nhất

Bởi admin - Đăng ngày: 09/09/2022 - Cập Nhật: 20/07/2023

Mô hình lá cờ (Flag) là một trong những mô hình tiếp diễn xu hướng được nhiều trader ưa chuộng vì có độ chính xác cao và dễ sử dụng. Trong bài viết này, Soria For Congress sẽ giúp bạn hiểu rõ về mẫu hình lá cở, từ đặc điểm nhận dạng cho đến cách giao dịch với mô hình cờ tăng và cờ giảm. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến mô hình này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Mô hình lá cờ là gì? 

Mô hình lá cờ (Flag) là một trong các mô hình giá tiếp diễn được hình thành sau giai đoạn thị trường diễn ra vô cùng sôi nổi. Sự xuất hiện của mô hình cờ cho thấy thị trường đang tạm nghỉ để lấy đà trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.

mo hinh la co

Xem thêm: Top 10 sàn Forex uy tín & tốt nhất tại Việt Nam hiện nay

Mô hình cờ gồm 2 thành phần chính là cán cờ (cột cờ) và lá cờ. Trong đó:

  • Cán cờ: Là đường giá đi lên hoặc đi xuống thẳng đứng như cột cờ. Đây là tín hiệu quan trọng quyết định hành động giá tiếp theo sau khi giá breakout khỏi lá cờ.
  • Lá cờ: Đây là giai đoạn điều chỉnh, tạm nghỉ sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Phần lá cờ được tạo bởi 2 đường trendline song song với nhau, 1 đường đi qua các đỉnh và 1 đường đi qua các đáy. Phần lá cờ có xu hướng ngược lại so với phần cán cờ.

Sau khi giá breakout khỏi lá cờ mô hình sẽ tăng hoặc giảm mạnh theo xu hướng cũ. Đây là cơ hội để trader tìm kiếm các lệnh giao dịch thuận xu hướng. Nếu như phần cán cờ là xu hướng tăng, trader có thể vào lệnh Buy. Ngược lại, nếu phần cán cờ là xu hướng giảm, trader có thể vào lệnh Sell.

Các mẫu hình lá cờ phổ biến

Dựa vào tín hiệu cung cấp, người ta chia mô hình lá cờ thành 2 loại là: mô hình cờ tăng (Bullish Flag) và cờ giảm (Bearish Flag). Mỗi mẫu hình sẽ có đặc điểm, ý nghĩa và cung cấp tín hiệu khác nhau, cụ thể như sau:

1. Mô hình lá cờ tăng

  • Mô hình lá cờ tăng (Bullish Flag) thường xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh hoặc cũng có thể chỉ tăng nhẹ với độ dốc cán cờ thoai thoải.
  • Phần lá cở được tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau, hơi chếch xuống dưới ngược chiều với xu hướng tăng trước đó.
  • Giá breakout khỏi cạnh trên của lá cờ sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, tiếp diễn xu hướng ban đầu.

mo hinh co tang

Mô hình lá cờ tăng cho thấy ban đầu phe mua đang nắm giữ thị trường, liên tục đẩy giá lên cao theo xu hướng chính. Phần lá cờ chỉ là đoạn giảm điều chỉnh, dưỡng sức để chuẩn bị bứt phá mạnh mẽ hơn.

2. Mô hình cờ giảm

  • Mô hình cờ giảm (Bearish Flag) thường xuất hiện trong xu hướng giảm mạnh hoặc vừa.
  • Phần lá cờ là đoạn điều chỉnh tăng được tạo bởi 2 đường kháng cự, hỗ trợ song song với nhau, hơi chếch lên trên, ngược chiều so với xu hướng giảm ban đầu.
  • Khi giá bứt phá khỏi cạnh dưới của lá cờ sẽ tiếp tục giảm mạnh theo xu hướng ban đầu.

mo hinh co giam

Mô hình lá cờ giảm cho thấy ban đầu phe bán nắm giữ tình hình. Nhưng sau một thời gian giảm mạnh nhiều trader chốt lời, nghỉ ngơi nên hình thành phần lá cờ. Khi tích lũy đủ phe bán sẽ dồn lực đẩy giá breakout phá đường kênh giá dưới đẩy giá theo xu hướng cũ.

Ý nghĩa của mô hình Flag

Mỗi bộ phận của mô hình lá cờ sẽ cho trader có cái nhìn toàn diện về diễn biến tâm lý thị trường, đồng thời cung cấp tín hiệu để tìm điểm vào lệnh tiềm năng. Cụ thể, ý nghĩa của mô hình Flag như sau:

Cho cái nhìn toàn cảnh về thị trường

Như đã giới thiệu ở trên, độ dài của phần cán cờ và độ dốc của lá cờ sẽ cho trader có cái nhìn toàn cảnh về xu hướng thị trường.

  • Nếu phần cán cờ có chiều dài lớn hơn ít nhất 2 lần so với độ dốc của phần lá cờ, cho thấy xu hướng khá mạnh và tín hiệu tiếp diễn xu hướng rất tin cậy. Khi này trader có thể lên chiến lược giao dịch thuận xu hướng.
  • Ngược lại nếu phần cán cờ có chiều dài bằng hoặc ngắn hơn cho với độ dốc của lá cờ cho thấy lực trước đó không đủ mạnh và tín hiệu tiếp diễn xu hướng yếu.

Biên độ giao động của lá cờ đánh giá sự hiệu quả của mô hình

Dựa vào biên độ giao động của lá cờ trader cũng sẽ đánh giá được tín hiệu mà mô hình này cung cấp có hiệu quả hay không. Cụ thể:

y nghia cua mo hinh flag

  • Biên độ của lá cờ hẹp cho thấy động lực của phe còn lại khá yếu, không đủ sức kéo giá đảo chiều. Phần lá cờ hẹp kết hợp với cán cờ dài cho thấy tín hiệu tiếp diễn xu hướng càng mạnh mẽ.
  • Biên độ giao động của lá cờ rộng cho động lực của phe còn lại đang rất mạnh cho nên mô hình sẽ không hiệu quả. Đặc biệt nếu phần cán cờ ngắn thì tín hiệu tiếp diễn càng kém.

Cung cấp tín hiệu vào lệnh tối ưu

Sau khi mô hình Flag hoàn thành, giá breakout khỏi phần lá cờ sẽ tiếp diễn xu hướng ban đầu mạnh mẽ. Khi đó, trader có thể nắm bắt cơ hội vào lệnh Buy/ Sell thuận xu hướng để kiếm lời. Đồng thời xác định các điểm cắt lỗ, chốt lời hiệu quả. Ngoài ra, đây là chiến lược giao dịch thuận xu hướng nên sẽ an toàn hơn rất nhiều so với giao dịch đảo chiều.

Cách giao dịch với mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ chỉ được xem là hoàn thiện khi giá breakout khỏi phần lá cờ. Cho nên để thành công khi giao dịch với mô hình Falg, trader cần phải kiên nhẫn chờ đợi mô hình hoàn thành. Sau đó mới bắt đầu giao dịch theo các bước sau:

Bước 1: Nhận định mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ sẽ cung cấp tín hiệu chính xác hơn khi phân lá cờ có biên độ hẹp, phần cán cờ có độ dài tương đối so với độ dốc của lá cờ.

Theo đó, trước khi giao dịch trader cần phải xác định xu hướng trước đó vẫn đang rất mạnh. Tiếp theo, nhận diện chính xác mô hình là cờ tăng hay cờ giảm, từ đó đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.

Xem thêm: Forex là gì? Giao dịch Forex là gì? Tìm hiểu thị trường Forex

Bước 2: Vào lệnh thuận xu hướng

Chờ giá breakout khỏi mô hình mới thực hiện lệnh giao dịch thuận xu hướng. Vào lệnh Buy đối với mô hình cờ tăng và vào lệnh Sell đối với mô hình cờ giảm. Cách vào lệnh như sau:

  • Cách 1: Vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi phần lá cờ. Đặc biệt, nếu cây nến breakout đó là nến Marubozu thì tín hiệu càng mạnh mẽ.
  • Cách 2: An toàn hơn trader có thể đợi giá phá vỡ mô hình, sau đó quay lại retest vùng phá vỡ sau đó mới vào lệnh. Điểm vào lệnh tại điểm giá quay lại retest.

Bước 3: Cắt lỗ và chốt lời

  • Cắt lỗ: Đặt stop loss bên dưới đáy gần nhất của lá cờ một vài pip đối với lệnh Buy hoặc bên trên đỉnh gần nhất của lá cờ một vài pip đối với lệnh Sell.
  • Chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách từ đầu cột cờ cho đến phần giữa của lá cờ.

Ví dụ 1: Mô hình lá cờ tăng

cach giao dich voi mo hinh co tang

Cặp tiền EUR/GBP trên khung thời gian 30m có xu hướng trước đó tăng mạnh mẽ tạo nên phần cột cờ dài. Tiếp theo xuất hiện đoạn giảm điều chỉnh với biên độ giao động khá hẹp. Đây là mô hình lá cờ khá đẹp, cho nên tín hiệu cung cấp khá tin cậy.

Tiếp theo hành động giá bứt phá mạnh qua cạnh bên trên của mô hình và tiếp tục tăng sau đó. Khi này trader có thể vào lệnh Buy ngay khi cây nến breakout đóng cửa. Điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời như trong hình.

Ví dụ 2: Mô hình lá cờ giảm

cach giao dich voi mo hinh co giam

Cặp tiền GBP/USD khung thời gian 30m có phần cột cờ là xu hướng giảm mạnh. Lá cờ là đoạn tăng điều chỉnh. Khi này cột cờ có chiều cao lớn hơn ½ độ dốc của lá cờ cho nên tín hiệu tiếp diễn mà mô hình này cung cấp cũng khá mạnh.

Tiếp theo giá đã bứt phá khỏi cạnh dưới của mẫu hình và giá giảm mạnh. Tuy nhiên trước khi giá giảm đã quay lại phá vỡ. Trong trường hợp này trader sẽ có 2 cách vào lệnh Sell là tại mức giá đóng cửa của nến phá vỡ và điểm retest. Điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời như trong hình vẽ.

Xem thêm: Mô hình chữ nhật là gì? Đặc điểm & cách giao dịch hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng mô hình cờ

Mô hình lá cờ cung cấp tín hiệu mạnh mẽ nhưng không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Việc “mù quáng” khi giao dịch sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, khi sử dụng mô hình Flag trader cần phải ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Mô hình lá cờ sẽ hoàn hảo khi phần cán cờ có xu hướng dài, mạnh mẽ và phần lá cờ có biên độ hẹp. Tuyệt đối không giao dịch khi xu hướng trước lá cờ ngắn hơn độ dốc của lá cờ hoặc thị trường sideway.
  • Mô hình Flag trong các khung thời gian nhỏ tín hiệu sẽ nhiễu hơn so với các khung thời gian lớn.
  • Giao dịch thuận xu hướng với mô hình lá cờ được coi là khá an toàn. Nhưng để chắc chắn hơn trader nên kết hợp với tín hiệu từ khối lượng giao dịch, chỉ báo và nến tín hiệu.
  • Không bao giờ được quên cắt lỗ, chốt lời. Bởi đây là 2 công cụ quan trọng nhất bảo vệ nhà đầu tư khỏi các biến động của thị trường.
  • Luôn có quy tắc quản lý vốn và tuân theo nguyên tắc đến cùng. Tuyệt đối, không được Fomo mà nhồi lệnh liên tục. Đây chính là con đường ngắn nhất dẫn đến cháy tài khoản.

Kết luận

Bài viết trên Soria For Congress đã giúp bạn đọc hiểu về mô hình lá cờ từ đặc điểm nhận dạng, ý nghĩa cho đến cách giao dịch. Mong rằng có thể giúp trader có thêm tín hiệu để giao dịch tốt hơn. Đừng quên những lưu ý khi giao dịch với mô hình lá cờ mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để thành công hơn khi vào lệnh nhé!

3.7/5 - (3 bình chọn)